laptop bắt được wifi nhưng không vào được mạng
laptop bắt được wifi nhưng không vào được mạng

Laptop Bắt Được Wifi Nhưng Không Vào Được Mạng

Đăng tải: 20/10/2022Cập nhật: 24/08/2024Thủ Thuật Máy Tính

Máy bạn đang gặp tình trạng laptop bắt được wifi nhưng không vào được mạng, tình trạng này gây khó khăn trong quá trình làm việc. Vậy làm sao để khắc phục được cách tình trạng này, Cùng Thietbichothue.com xem cách sửa lỗi laptop, máy tính có wifi nhưng không vào được mạng.

Dấu hiệu nhận biết laptop bắt được wifi nhưng không vào được mạng

Lỗi Laptop bắt được wifi nhưng không vào được mạng thường xuất hiện ở dạng “No internet access”,  biểu tượng wifi có hình dấu chấm than và hình tam giác màu vàng sẽ xuất hiện.

Dấu hiệu rõ ràng nhất là dù cho máy tính hay laptop của bạn đã được kết nối với thiết bị mạng hoặc mạng wifi nhưng không thể truy cập vào Internet được. Bạn gửi tin nhắn bằng Messenger không thể gửi đi, bạn truy cập YouTube cũng không thể xem các video.

laptop bắt được wifi nhưng không vào được mạng
laptop bắt được wifi nhưng không vào được mạng

Tham khảo: Làm Thế Nào Khi Laptop Cho Thuê Bị Hỏng

Tại sao máy tính có wifi nhưng không vào được mạng?

Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng máy tính, laptop bắt được wifi nhưng không vào được mạng:

  • Do sự cố mạng (nghẽn mạng hoặc quá tải).
  • Máy tính của bạn bị trùng IP (xung đột IP) với một thiết bị khác cùng kết nối wifi.
  • Lỗi limited: khi có quá nhiều kết nối cùng một thời điểm.
  • Do lỗi modem, có thể do sử dụng modem lâu quá không tắt.
  • Sự ngăn chặn của tường lửa & proxy.
  • Lỗi driver wifi không tương thích.

Tìm hiểu: Laptop Không Lên Màn Hình ? Xem Cách Xử Lý lỗi Này Ngay

9 cách khắc phục lỗi laptop bắt được wifi nhưng không vào được mạng

Cách 1: Khởi động lại Modem và bộ định tuyến

Nguyên nhân ở đây có thể cho là lỗi do thiết bị phát wifi, nên Thietbichothue.com có các sửa là bạn nên khởi động lại modem và bộ định tuyến. Đây là cách cơ bản mà khi mọi người không thể kết nối được với mạng, tuy đơn giản nhưng lại rất hữu ích. Để sửa lỗi, các bạn thử rút nguồn điện thiết bị modem ra 1 – 3 phút rồi cắm điện trở lại.

Khởi động lại Modem sửa lỗi laptop bắt được wifi nhưng không vào được mạng
Khởi động lại Modem và bộ định tuyến

Cách 2: Khởi động lại máy tính

Sau khi đã loại bỏ nguyên nhân đến từ thiết bị mạng wifi và laptop bắt được wifi nhưng không vào được mạng thì các bạn khởi động lại máy tính, laptop. Đây là giải pháp hiệu quả và thường xuyên được khuyên sử dụng nhất. Với khả năng sửa chữa được rất nhiều lỗi liên quan đến phần mềm máy tính

Khởi động lại bằng cách nhấn vào Start (Windows) => nhấn vào nút nguồn (Power) => chọn Restart để khởi động lại máy tính, laptop.

Khởi động lại máy tính sửa lỗi laptop bắt được wifi nhưng không vào được mạng
Bước 1
Khởi động lại máy tính sửa lỗi laptop bắt được wifi nhưng không vào được mạng
Bước 2

Hoặc nhấn tổ hợp phím Windows + X =>  Shutdown or sign out => chọn Restart.

nhấn tổ hợp phím Windows + X =>  Shutdown or sign out => chọn Restart

Cách 3: Kiểm tra thiết lập IP tĩnh

Hướng dẫn thay đổi IP tĩnh trên Windows để khắc phục tình trạng laptop bắt được wifi nhưng không vào được mạng, thay đổi địa chỉ IP như sau:

Bước 1: Gõ Control Panel trong thanh tìm kiếm (hình kính lúp)  => chọn Open 

Bước 1 Kiểm tra thiết lập IP tĩnh
Bước 1

Bước 2: Chọn Network and Sharing Center hoặc chọn Network and Internet.

Bước 2 Kiểm tra thiết lập IP tĩnh
Bước 2

Bước 3: Chọn Change adapter settings.

Bước 3 Kiểm tra thiết lập IP tĩnh
Bước 3

Bước 4: Bấm đúp vào kết nối mà bạn muốn thiết lập IP máy tính, laptop. Ví dụ: Để thay đổi địa chỉ IP của mạng không dây, hãy nhấp đúp vào địa chỉ có đề cập đến Wi-Fi => Chọn Properties

Bước 4 Kiểm tra thiết lập IP tĩnh
Bước 4

Bước 5: Cửa sổ Properties hiện ra => Kéo xuống và nhấp đúp vào Internet Protocol Version 4 (TCP/IPv4).

Bước 5 Kiểm tra thiết lập IP tĩnh
Bước 5

Bước 6: 

Sau đó các bạn click vào tùy chọn Use the follow IP address để thiết lập các thông số địa chỉ IP theo nhu cầu của mình.

Bước 6 Kiểm tra thiết lập IP tĩnh
Bước 6

Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo các danh sách thông số DNS tốt nhất dành cho Windows:

  • DNS Google: IPv4: 8.8.8.8; 8.8.4.4.
  • DNS CloudFlare: 1.1.1.1; 1.0.0.1.
  • DNS FPT: 210.245.24.20; 210.245.24.22.

Tìm hiểu: Cách Vô Hiệu Hóa Bàn Phím Laptop Tạm Thời Trong Windows

Cách 4: Khắc phục bằng Command Prompt

Bước 1: Nhấn vào thanh tìm kiếm (hình kính lúp) trên thanh Taskbar >> Nhập Cnd >>> Chọn Run as administrator.

Bước 1 Khắc phục bằng Command Prompt
Bước 1

Bước 2: Gõ lệnh reset: netsh winsock reset và netsh int ip reset để thử.

Bước 3: Nếu gõ các lệnh trên không thấy có tác dụng, tiếp tục gõ ipconfig /release và inconfig /renew để giải phóng IP và lấy một địa chỉ mới.

Bước 3 Khắc phục bằng Command Prompt
Bước 3

Bước 4: Cuối cùng là lệnh cài đặt lại DNS

 ipconfig /flushdns

Tìm hiểu: Cách Khắc Phục Màn Hình Laptop Bị Trắng Xóa

Cách 5: Vô hiệu hóa các phần mềm bảo vệ máy tính

Các phần mềm bảo vệ máy tính, diệt virus đôi khi cũng là nguyên nhân dẫn đến lỗi laptop kết nối wifi nhưng không có mạng. Bạn hãy thử vô hiệu hóa tạm thời những phần mềm này xem lỗi có được khắc phục hay không nhé

Cách 6: Update driver Wifi mới 

Để khắc phục lỗi laptop bắt được wifi nhưng không vào được mạng, thì các bạn nên cập nhật lại driver để xem có thể sửa được lỗi này không nhé.

Bước 1: Mở giao diện Device Manager, sau đó nhấp chuột vào phần mở rộng của Network adapters => click phải chuột chọn driver wifi bạn cần cập nhật 

Bước 1 Update driver Wifi mới
Bước 1

Bước 2: Lúc này màn hình sẽ xuất hiện hộp thoại driver, bạn có thể chọn 1 trong 2 là Search automatically for updated driver software: Cập nhật driver tự động và Browse my computer for driver software: Duyệt trên máy tính.

Trong hình là chọn Search automatically for updated driver software để Windows cập nhật driver tự động lại nhé.

Bước 2 Update driver Wifi mới
Bước 2

Vậy là bạn đã cập nhật driver wifi để khắc phục tình trạng laptop bắt được wifi nhưng không vào được mạng.

Tìm hiểu: 8 Cách Khắc Phục Lỗi Mic Laptop Không Nói Được

Cách 7: Gỡ và cài đặt lại driver Wifi

Gỡ hoặc cài đặt lại driver WiFi có thể giúp laptop của bạn truy cập lại WiFi. 

Cách 1

Gỡ bỏ driver WiFi cũ để có thể để cho Windows tự cập nhật lại driver Wifi cho máy tính, laptop của mình.

Bước 1: nhấn chuột vào thanh tìm kiếm (hình kính lúp) trên thanh Taskbar => nhập Device Manager => chọn Open. 

hoặc nhấn tổ hợp phím Windows X  >>> chọn Device Manager.

Bước 1 Gỡ và cài đặt lại driver Wifi
Bước 1

Bước 2: Click vào phần mở rộng của Network Adapters => Click chuột phải vào adapter wifi => Chọn Uninstall device.

Bước 1 Gỡ và cài đặt lại driver Wifi
Bước 2

Bước 3: Nhấn vào Uninstall để xác nhận gỡ bỏ driver đó.

Bước 3 Gỡ và cài đặt lại driver Wifi
Bước 3

Bước 4: Khởi động lại máy tính,laptop => Tại cửa sổ Device Manager => chọn Scan for hardware changes để hệ thống tự quét và cài đặt lại driver WiFi adapter cho máy.

Bước 4 Gỡ và cài đặt lại driver Wifi
Bước 4

Cách 2

Tải driver wifi từ trang web của hãng, các driver của hãng luộn có độ ổn định cao, ít gặp lỗi.

Để tải driver, bạn dùng công cụ tìm kiếm và truy cập vào mục Network để tải, có thể dùng trình duyệt vào trực tiếp website của hãng máy tính đang dùng và tìm driver Wifi để tải.

Bước 1: lên google tìm kiếm tên mã máy của bạn kèm theo ‘wifi’ sẽ ra trang chủ của hãng đó, ví du: lenovo legion 5 wifi driver windows 11

Bước 1 Tải driver wifi từ trang web của hãng
Bước 1

Bước 2: hiện ra driver wifi của Lenovo Legion 5 và bạn tiến hành tải xuống.

Bước 2 Tải driver wifi từ trang web của hãng
Bước 2

Bước 3: Bạn mở driver đó và tiến hành cài đặt theo hướng dẫn và chọn Next => Bạn đã cập nhật driver wifi mới cho máy tính, laptop của mình.

Cách 3

Ngoài cách từ hãng, bạn cũng tham khảo cách tải driver wifi bằng phần mềm hỗ trợ cài đặt driver tự động bằng Driver Booster, cách này có thể quét các driver chưa cập nhật và cập nhật driver tự động cho bạn.

Bước 1: Bạn tải phần mềm Driver Booster về máy tính, laptop

Bước 1 cài đặt driver tự động bằng Driver Booster
Bước 1

Bước 2: Mở phần mềm lên và và nhấn Scan để tự động quét toàn bộ driver bị thiếu trên máy tính, laptop của bạn luôn, phần mềm này bạn có thể cập nhật các driver khác nữa.

Bước 2 cài đặt driver tự động bằng Driver Booster
Bước 2

Bước 3: Sau khi quét xong => hiện lên phần driver wifi ở phiên bản cũ >> Tích chuột vào phần wifi và nhấn Update. Phần mềm sẽ tự động tải xuống và cài đặt driver wifi mới cho máy tính, laptop của bạn.

Bước 4: Restart lại máy tính, laptop để áp dụng những thiết lập vừa rồi.

Tìm hiểu: Cách Khắc Phục Khi Laptop Mất Driver Wifi Win 10, Win 11

Cách 8: Thiết lập lại mạng trên Windows 10 và 11

Trên Windows 10

Bước 1: Vào Settings => chọn Network & internet => chọn Status.

Bước 2: Click chọn Network reset ở cuối màn hình.

Bước 3: Chọn tiếp Reset now.

Thiết lập lại mạng trên Windows 10
Thiết lập lại mạng trên Windows 10

Trên Windows 11

Bước 1: Vào Settings => chọn Network & internet => chọn  Advanced network settings

Bước 1 Thiết lập lại mạng trên Windows 11
Bước 1

Bước 2: Click chọn Network reset 

Bước 2 Thiết lập lại mạng trên Windows 11
Bước 2

Bước 3: Chọn tiếp Reset now.

Bước 3 Thiết lập lại mạng trên Windows 11
Bước 3

Thao tác này sẽ đưa mọi thứ về mặc định và đương nhiên, bạn sẽ phải cài đặt lại từ đầu.

Tìm hiểu: 6 Cách Sửa Sự Cố Laptop Bị Treo Khi Mở Máy, Khởi Động Máy

Cách 9:  Sử dụng Troubleshoot của Windows 10 và 11

 Sử dụng Troubleshoot của Windows 10

Với Windows 10, để truy cập Windows Network Troubleshooter, bạn hãy vào Settings => Network & internet => Status => Network troubleshooter và làm theo các bước để xem Windows có thể khắc phục sự cố không.

Sử dụng Troubleshoot của Windows 10
Sử dụng Troubleshoot của Windows 10

 Sử dụng Troubleshoot của Windows 11

Bước 1: Nhấn tổ hợp phím Windows + I để mở Settings => Chọn tiếp System => Troubleshoot

Bước 1 Sử dụng Troubleshoot của Windows 11
Bước 1

Bước 2: Chọn Other trouble shooters.

Bước 2 Sử dụng Troubleshoot của Windows 11
Bước 2

Bước 3: Ở Internet Connections => chọn RUN và Windows 11 sẽ tự động phát hiện và sửa lỗi Wi-Fi thiết bị của bạn.

Bước 3 Sử dụng Troubleshoot của Windows 11
Bước 3

Bạn làm theo các bước để xem Windows có thể khắc phục sự cố làm theo các bước để xem Windows có thể khắc phục sự cố laptop bắt được wifi nhưng không vào được mạng được hay không.

Bài viết đã hướng dẫn các cách sửa lỗi laptop bắt được wifi nhưng không vào được mạng, các hướng dẫn chi tiết cho các bạn xem và thực hiện. Chúc các bạn thực hiện thành công nhé!

Tìm hiểu thêm

Chia sẻ
Bình luận

Việt Nguyễn Hoàng

Mình là chuyên viên phụ trách nội dung cho website Thietbichothue.com. Bạn đọc nếu có ý kiến cần đóng góp hoặc thắc mắc cần giải đáp đừng quên để lại comment bên dưới bài viết nhé hoặc kết nối trực tiếp với mình Tại Đây .

Leave the first comment

Bài viết liên quan